CS1: Số 3 Nguyễn Huệ , TX Cửa Lò - CS2: Khu Biệt Thự Liền Kề - Đại Lộ Lê Nin, TP.Vinh - CS3: Khối 3 Thị Trấn Diễn Châu, Huyện Diễn Châu, Nghệ An - CS4: Số 5 đường Vũ Quang - P. Trần Phú - TP Hà Tĩnh

PHUN XĂM HỒNG HẠNH - Top 1 lượng khách tại Nghệ An

09827177006 - 0395812388

Hướng Dẫn Bôi Thuốc Mỡ Sau Khi Phun Môi Đúng Cách

Tại sao phải bôi thuốc mỡ sau khi phun môi

Tìm hiểu về phun môi

Phun môi là một kỹ thuật làm đẹp môi, giúp chị em sở hữu làn môi hồng và căng mịn tự nhiên mà không cần phải dùng bất kỳ loại son nào. Bản chất của phun môi là quá trình tác động của các đầu kim siêu nhỏ lên lớp biểu bì trên cùng của da, đưa màu mực bám sâu mà không tạo cảm giác môi bị dày, khô hoặc đơ cứng. Sau khi phun môi, bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để màu môi được lên chuẩn và độ bền màu được kéo dài nhất.

Đây là một phương pháp làm đẹp môi phổ biến và được nhiều chị em ưa chuộng bởi khắc phục được nhiều nhược điểm của môi như thâm môi, môi không đều màu, môi nhợt nhạt.

Tùy vào nhiều yếu tố như công nghệ phun môi, màu mực, tay nghề của chuyên viên, có địa từng người và chế độ chăm sóc sau phun mà độ bền màu của môi kéo dài từ 2 – 3 năm. (Tham khảo những mẹo dưỡng ẩm môi bằng những nguyên liệu dễ tìm bạn nhất đinh phải biết).

Tại sao phải bôi thuốc mỡ sau khi phun môi?

Thuốc mỡ là một loại hỗn hợp giữa dược chất và chất béo, có tác dụng bôi phủ bề mặt da và niêm mạc giúp hỗ trợ cho quá trình phục hồi da một cách nhanh chóng và hạn chế việc hình thành sẹo không mong muốn.

hướng dẫn bôi thuốc mỡ sau khi phun môi
Bôi thuốc mỡ sau phun giúp dưỡng ẩm và môi căng mịn

Sau khi phun môi, làn môi sẽ rất nhạy cảm, yếu ớt và cần được chăm sóc. Việc sử dụng thuốc mỡ không những bảo vệ làn môi trước những tác động từ môi trường mà còn giúp môi nhanh khô, nhanh bong vảy và lên màu chuẩn đẹp tự nhiên. Vì vậy, đây là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc môi sau khi phun.

Bôi thuốc mỡ sau khi phun môi đúng cách

Việc bôi thuốc mỡ sau khi phun môi chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khi mới thực hiện phun môi cho đến khi môi bóc vảy

Bôi thuốc mỡ khi mới thực hiện phun môi cho đến khi môi bóc vảy
Bôi thuốc mỡ khi mới thực hiện phun môi cho đến khi môi bóc vảy

Sau khi môi đã khô và bắt đầu quá trình tróc vảy, bạn cần bôi thuốc mỡ thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương môi. Giai đoạn này, bạn cần bôi đúng loại thuốc mỡ chuyên dụng theo hướng dẫn của chuyên viên, không tự ý bôi thuốc linh tinh theo cảm tính. Cần bôi 3 lần/ngày với lượng kem thật mỏng và duy trì hằng ngày cho đến khi môi tróc vảy hoàn toàn.

Giai đoạn 2: Sau khi môi bóc vảy hoàn toàn

Bôi thuốc mỡ sau khi môi bóc vảy hoàn toàn
Bôi thuốc mỡ sau khi môi bóc vảy hoàn toàn

Khi tróc hết vảy, môi bắt đầu quá trình lên màu – giai đoạn này bạn cần dưỡng môi cẩn thận bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả lên màu chuẩn hay không. Bạn có thể thay thế những loại thuốc mỡ chuyên dụng bằng những loại thuốc mỡ khác như vaseline, kem dưỡng môi, dầu tự nhiên (những sản phẩm này sẽ có công dụng dưỡng ẩm tốt hơn các loại thuốc mỡ chuyên dụng).

Những lưu ý sau khi phun môi

Sau khi phun môi, ngoài việc bôi thuốc mỡ, bạn cần lưu ý những điểm sau để chăm sóc môi một cách tốt nhất:

1/  Bạn nên uống một số loại thuốc sau để giúp kháng khuẩn, bảo vệ môi trước những tác động của môi trường:

  • Cephalexin 500mg có tác dụng kháng khuẩn giúp bảo vệ cho đôi môi khỏi một số yếu tố bất lợi từ môi trường.
  • Alpha Choay có tác dụng giảm phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật.
  • Vitamin C cung cấp dưỡng chất cho đôi môi thêm hồng hào, mềm mại.
  • Acyclovir 200mg có tác dụng ngừa tái nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch.

Tùy vào tình trạng môi là sử dụng thuốc uống trong 3 – 5 ngày và uống theo sự kê đơn của bác sĩ  –  tránh tình trạng dùng không đúng thuốc, gây phản tác dụng.

Chú ý đến việc chăm sóc môi sau phun
Chú ý đến việc chăm sóc môi sau phun

2/ Tăng cường uống những đồ uống chứa nhiều vitamin A, C (như nước dừa, nước ép dứa, nước ép cà rốt, nước ép cà chua) và ăn nhiều rau của quả để giúp đôi môi căng mịn hơn.

3/ Kiêng những đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe, đồ uống có gas…

4/ Kiêng ăn những đồ ăn cứng, khó nhai ở những ngày đầu tiên – những đồ ăn này làm môi hoạt động nhiều.

5/ Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị tối màu (nhất là nước tương) – ảnh hưởng đến quá trình lên màu của môi.

6/ Tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương như hải sản, rau muống, đồ nếp, thịt bò,…

7/ Vệ sinh sạch môi sau khi ăn uống và luôn đeo khẩu trang bảo vệ môi khi ra ngoài.

Bài viết liên quan